Savi Esomeprazole 20
Loét dạ dày - tá tràng lành tính.
- Qui cách: Hộp
- Nhóm: Thuốc không kê đơn Thuốc dạ dày, tiêu hóa
49.500đ
Thông tin chi tiết thuốc
Thành phần
Hoạt chất: Esomeprazol (dạng Mg) 20mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Công dụng (Chỉ định)
Loét dạ dày - tá tràng lành tính.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng (viêm thực quản trợt sước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).
Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Cách dùng - Liều dùng
Esomeprazol được dùng dưới dạng muối magnesium, nhưng liều được tính theo esomeprazol. Esomeprazol magnesi 22.2mg tương đương với 20mg esomeprazol.
Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên phải uống thuốc dưới dạng viên nang chứa các hạt bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và tăng sinh khả dụng. Phải nuốt cả nang thuốc, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Tuy nhiên, nếu người bệnh khó nuốt, có thể mở viên nang, đổ từ từ các hạt thuốc bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội hoặc nước táo, nước cam và nuốt trọn ngay lập tức.
Liều dùng cho người lớn và trẻ 12 tuổi trở lên: Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn (nuốt trọn, không nhai hay nghiền nát viên thuốc).
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm thực quản: Uống mỗi ngày một lần 20 - 40mg trong 4 - 8 tuần, có thể uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi.
- Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: Uống mỗi ngày một lần 20mg, có thể kéo dài tới 6 tháng.
- Dự phòng loét dạ dày ở những người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày - tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid: Uống mỗi ngày 20mg.
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, nhưng không bị viêm thực quản: Uống mỗi ngày một lần 20mg trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu các triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn.
- Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid: Uống mỗi ngày một lần 20mg trong 4 - 8 tuần.
- Điều trị loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori:
- Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison:
Người tổn thương chức năng thận:
Người tổn thương chức năng gan:
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, vì chưa có dữ liệu.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Tiền sử quá mẫn với esomeprazol, phân nhóm benzimidazol hoặc các thành phần khác của thuốc.
Quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư. Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
Phải thận trọng khi dùng esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày. Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Khi kê toa esomeprazol để diệt trừ H.pylori, nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Nhìn chung, esomeprazol dung nạp tốt cả khi sử dụng trong thời gian ngắn và/hoặc thời gian dài. Các phản ứng không mong muốn được sắp xếp theo tần suất xảy ra.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu.
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100.
- Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: phù ngoại biên
- Rối loạn tâm thần: mất ngủ.
- Rối loạn hệ thần kinh: choáng váng, ngủ gà.
- Rối loạn tiêu hóa: khô miệng
- Rối loạn gan mật: tăng men gan
- Rối loạn da và mô dưới da: viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
- Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn (sốt, phù mạch, phản ứng phản vệ/sốc phản vệ).
- Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: giảm natri máu.
- Rối loạn tâm thần: kích động, lú lẫn có hồi phục, trầm cảm
- Rối loạn hệ thần kinh: rối loạn vị giác
- Rối loạn mắt: nhìn mờ
- Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: co thắt phế quản
- Rối loạn tiêu hóa: viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hoá
- Rối loạn gan mật: viêm gan có hoặc không vàng da
- Rối loạn da và mô dưới da: hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng
- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: đau khớp, đau cơ
- Các rối loạn tổng quát và tại chỗ: khó ở, tăng tiết mồ hôi
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu cầu
- Rối loạn tâm thần: nóng nảy, ảo giác
- Rối loạn gan mật: suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan.
- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: yếu cơ
- Rối loạn da và mô dưới da: hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì gây độc
- Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận mô kẽ
- Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: nữ hoá tuyến vú