Giỏ hàng 0-SP

Viêm đường mật

Viêm đường mật là bệnh lý nhiễm trùng ống mật chủ do nguyên nhân chủ yếu là sỏi đường mật. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng toàn thân, ung thư đường dẫn mật…

Dịch mật được sản xuất tại tế bào gan, sau đó theo đường dẫn mật trong gan trái, gan phải tập trung vào túi mật để dự trữ. Tới bữa ăn, túi mật co bóp đẩy dịch mật qua ống mật chủ xuống ruột non nhằm hỗ trợ tiêu hoá chất béo trong thức ăn. Quá trình sản xuất và lưu thông dịch mật diễn ra liên tục là điều kiện cần thiết để hệ thống tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi có bất kỳ một nguyên nhân nào làm quá trình viêm đường mật được hoạt hóa, một loạt các cơ quan bên cạnh như gan, ruột non… đều có thể bị tổn thương.

Nguyên nhân gây viêm đường mật

Tình trạng viêm đường mật được tạo thành do nhiễm khuẩn gây ra bởi các loại vi khuẩn như Klebsiella spp., Escherichia coli, Enterobacter spp., enterococci và streptococci. Dịch mật khi lưu thông trong đường dẫn mật là vô trùng, nhưng nếu dòng chảy của nó bị giảm hoặc tắc nghẽn thì nhiễm khuẩn có thể xảy ra. Vì vậy, các bệnh lý như sỏi mật, ung thư ống mật, dị dạng đường mật bẩm sinh đều có thể dẫn đến viêm đường mật. Ngoài ra, vi khuẩn có thể được xâm nhập trong quá trình phẫu thuật (nội soi mật tuỵ ngược dòng để kiểm tra đường dẫn mật, phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi…); vi khuẩn tại đường ruột hay do nhiễm trùng máu. Nhiễm giun hoặc ký sinh trùng đường ruột cũng dẫn đến nguy cơ gây viêm đường mật.

Sỏi mật gây viêm đường mật

Sỏi mật gây viêm đường mật

Viêm đường mật, túi mật thường có thể gây biến chứng nguy hiểm? Một số giải pháp hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược có thể hiệu quả đối với bệnh này. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.

Triệu chứng viêm đường mật

Viêm đường mật bao gồm tình trạng viêm cấp tính và viêm mạn tính. Thường trong đợt cấp tính các biểu hiện của bệnh sẽ khởi phát đột ngột và trầm trọng hơn. Các triệu chứng điển hình của viêm đường mật được gọi tên là tam chứng Charcot, bao gồm:

-- Đau: Là triệu chứng điển hình nhất, đau có thể rất dữ dội. Vị trí đau ban đầu là hạ sườn phải và gây cứng cơ vùng thượng vị, sau đó lan lên ngực, ra sau lưng hoặc lên vùng vai phải.

-- Sốt cao: Là dấu hiệu quá trình viêm. Nếu trong giai đoạn cấp tính sốt có thể lên tới 39 – 40oC, kèm theo rét run, vã mồ hôi

-- Vàng da: Là do ứ dịch mật, các sắc tố mật ngấm vào máu có thể gây vàng da, niêm mạc, vàng mắt, nước tiểu đậm màu…

Ngoài ra, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đầy trướng, chậm tiêu, ngứa toàn thân do ứ dịch mật…

Để chẩn đoán bệnh viêm túi mật các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra các chỉ số sinh hóa trong cơ thể như nước tiểu, xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số bạch cầu, men gan, xét nghiệm tìm vi khuẩn, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh… Các xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác viêm đường mật, đánh giá mức độ và nguyên nhân viêm, qua đó bác sỹ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Biến chứng viêm đường mật

Viêm đường mật nếu phát hiện đã ở giai đoạn muộn, không được theo dõi và điều trị thích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Chảy máu đường mật: Người bệnh có thể nôn ra máu, chất nôn có màu nâu, sốt cao vàng da,

- Nhiễm khuẩn máu: Là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm, nhiễm khuẩn máu rất khó điều trị, gây ra các triệu chứng nặng nề như sốt cao, rét run, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt…

- Áp xe đường mật: Trên hình ảnh lâm sàng thấy nhiều ổ áp xe nhỏ, sốt cao nhưng dao động lớn, gan to và đau

- Viêm gan: Viêm gan do dịch mật bị ứ đọng làm tổn thương các tế bào gan gây vàng da, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng

- Ung thư đường mật: biến chứng này rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng như viêm tụy, viêm thận, suy thận, hoại tử túi mật. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nhưng không rõ ràng của bệnh viêm đường mật, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm đường mật

Trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn là chỉ định hàng đầu cho bệnh nhân viêm đường mật. Đa phần người bệnh sẽ đáp ứng rất tốt với các loại kháng sinh nhóm peniciIIin, kháng sinh nhóm cephaIosporin, kháng sinh nhóm quinoIon…. Các thuốc hỗ trợ như giảm đau, hạ sốt, thuốc làm làm giãn cơ trơn cũng sẽ được chỉ định để làm giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Với các trường hợp dịch mật bị ứ lại nặng nề, đặt ống dẫn lưu để giảm áp lực đường mật sẽ là ưu tiên hàng đầu trong điều trị.

Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sỹ có thể lựa chọn thêm một số phương pháp điều trị ngoài dùng thuốc. Chẳng hạn như viêm đường mật do biến chứng sỏi mật, giun chui ống mật chủ… bạn có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng để lấy sỏi, gắp giun; dị dạng đường mật bẩm sinh gây chít hẹp bạn có thể được chỉ định phẫu thuật đặt stent đường mật để giải phóng dòng chảy dịch mật….