Giỏ hàng 0-SP

Thiếu vitamin a

Vitamin A là một dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người đặc biệt giúp tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc Nếu thiếu hụt loại vitamin này sẽ dẫn đến nhiều bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về mắt.

1. Thiếu vitamin A gây ra các bệnh nguy hiểm về mắt

Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt. Tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc. Đồng thời, chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với việc nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ, bảo vệ màng tế bào trước tình trạng thiếu oxy và các tổn thương ở gốc tự do.

Vitamin A sẽ tham gia trực tiếp vào các phản ứng ở tế bào que và nón ở võng mạc. Chất này còn giúp tạo sắc tố của võng mạc để điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng.

thieu-vitamin-a-1
Thiếu vitamin A gây ra nhiều bệnh về mắt

Vitamin A cũng là thành phần cấu tạo và giúp màn nước mắt dính được vào bề mặt giác mạc. Nếu cơ thể thiếu Vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt.

Khô mắt lâu ngày có thể gây ra viêm kết mạc (nhẹ, không cần gặp bác sĩ) và bệnh viêm giác mạc. Trong đó, viêm giác mạc lâu ngày sẽ biến chứng thành sẹo giác mạc gây mờ mắt tạm thời hoặc mù mắt vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh khô mắt gồm:

  • Quáng gà: thị lực giảm ở điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Cảm giác khô và rát ở mắt.
  • Đau mắt từ mức độ nhẹ đến nặng.
  • Đỏ mắt
  • Mí mắt trên và dưới dính với nhau.
  • Nhìn mờ tạm thời hoặc mờ vĩnh viễn
  • Sợ ánh sáng mạnh
  • Hay đau hốc mắt
  • Do tuyến lệ bị kích thích nên hay tiết nước mắt.

2. Thiếu vitamin A trẻ nhỏ dễ mắc nhiều bệnh

thieu-vitamin-a-2
Vitamin giúp bé tăng trưởng chiều cao

Vitamin A có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ như tăng trưởng chiều cao, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường thị lực...

Nếu thiếu hụt vitamin A thường xuyên mệt mỏi, kém ăn, chậm phát triển, da khô và tóc rụng nhiều. Hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và da.

Triệu chứng rõ rệt là quáng gà ở trẻ nhỏ: Đây là tình trạng giảm thị lực khi gặp điều kiện thiếu ánh sáng. Vào lúc chiều tối trẻ em thường trở nên nhút nhát, ngồi yên 1 chỗ, không dám đi lại hay chơi đùa. Trẻ thường phải lần theo tường khi đi hoặc đi lại hay bị vấp ngã, trẻ không tìm được đồ chơi và không cầm đúng thức ăn mà mẹ đưa cho.

Ngoài ra, còn các triệu chứng khác do thiếu hụt vitamin A như khô giác mạc, khô màng tiếp hợp, kết mạc mắt sừng hóa, biến dạng,...

Trường hợp thiếu vitamin A nặng có thể gây nhuyễn giác mạc, loét giác mạc và mù lòa mắt.

3. Thiếu vitamin A dễ mắc bệnh ngoài da

Vitamin A giúp duy trì độ ẩm của da, bảo vệ da chống lại xâm nhập của vi khuẩn. Loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da. Giúp loại bỏ các nhiễm trùng trên da, chống lại tình trạng khô và tróc vảy trên da. Giúp máu lưu thông được tới bề mặt da cho da được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất từ đó cho chúng ta làn da hồng hào, tươi khỏe.

thieu-vitamin-a-3
Thiếu vitamin A gây khô da

Thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị nhiễm khuẩn gây ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi, các tuyến nhờn ít hoạt động.

Ngoài các bệnh về mắt, trẻ dễ mắc nhiều bệnh, hay các bệnh về da. Thiếu hụt vitamin A còn gây xơ gan hoặc ứ mật mãn tính do vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của gan, giúp gan khỏe mạnh và thải độc tốt.

4. Một số cách phòng chống thiếu vitamin A hiệu quả

  • Bổ sung vitamin A qua thực phẩm ăn hàng ngày: các loại thực phẩm giàu vitamin A như trứng, cá, thịt, gan động vật, tôm, các loại rau có hàm lượng carotene cao như rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền,... Các loại rau củ quả như gấc, cà rốt, đu đủ, xoài...
  • Với trẻ nhỏ: nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đồng thời uống viên vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày cho bé.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu thiếu hụt vitamin A sẽ có phương án xử lý kịp thời.

Các bệnh liên quan