Giỏ hàng 0-SP

Tắc tuyến lệ

Tổng quan bệnh Tắc tuyến lệ

 
 

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo, là bệnh lý thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Cấu tạo tuyến lệ:

  • Tuyến lệ  nằm bên trong ở góc trên, bên ngoài của mỗi mắt.

  • Gồm 2 loại: Tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu, gồm 2 phần: Một phần tuyến lệ hốc và một phần tuyến lệ mi. Tuyến lệ phụ gồm rất nhiều tuyến nhỏ, nằm dưới kết mạc.

  • Tuyến này có vai trò cung cấp nước mắt để giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt của mắt và màng của mí mắt. Nước mắt còn giúp giảm ma sát và loại bỏ bụi và mảnh vụn ra khỏi mắt để tránh nhiễm trùng.

Bình thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt, sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới và tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi, rồi được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây, nước mắt sẽ bốc hơi hoặc được tái hấp thu.

Khoảng 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh, hầu hết tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Tắc tuyến lệ ở người lớn thường xảy ra khi bệnh nhân bị các nhiễm trùng tại mắt, tình trạng sưng nề, chấn thương hoặc khối u.