Suy dinh dưỡng thể phù kwashiorkor
1. Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù thường có khuôn mặt tròn trịa là dấu hiệu của sự phù, tuy nhiên tay chân thì khẳng khiu, trương lực cơ yếu, da có dấu hiệu rối loạn sắc tố. Trẻ có biểu hiện của thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.
Sau đó khi tình trạng nặng thêm, trẻ sẽ có thêm dấu hiệu phù mặt, mí, mắt và chân tay, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn ở trẻ trai. Cũng tùy vào mức độ suy dinh dưỡng mắt trẻ cũng phù theo, xương gan, tim ruột, tụy, não răng đều có các dấu hiệu bị ảnh hưởng phù.
Ban đầu các biểu hiện có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời mà để tình trạng kéo dài thì tỷ lệ tử vong sẽ khá cao và khả năng điều trị rất khó khăn.
2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ
Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến gây ra suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ là tình trạng không nuôi con bằng sữa mẹ do nhiều lý do khác nhau. Có thể mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc sợ ngực chảy xệ mà cai sữa con sớm. Thay vì đó trẻ được bổ sung sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng... hoặc sữa mẹ không đủ chất, bé phải kiêng khem quá mức khiến thiếu chất gây ra suy dinh dưỡng.
Một số nguyên nhân khác như:
- Do trẻ mắc phải các chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh, kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không hợp lý
- Trẻ có khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ chất đạm, sử dụng các loại sữa không phù hợp với thể trạng của trẻ.
3. Phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù bằng cách nào?
Để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, trẻ cần được chăm sóc đúng cách ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ở thời gian mang thai mẹ cần được chăm sóc, ăn uống, bồi bổ đủ chất, và theo dõi tăng thường xuyên sự tăng trưởng của thai nhi.
Thời điểm trẻ chào đời, trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đây là cách phòng ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả nhất nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thường chủ quan bỏ qua mà cai sữa trẻ sớm hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ. Trẻ cần được bú mẹ đến 2 tuổi. Bên cạnh đó sau 6 tháng, cần kết hợp ăn dặm đủ chất cho sự phát triển toàn diện. Phụ huynh chú ý không nên cho trẻ dưới 12 tháng ăn sữa bột nguyên kem vì loại sữa này có nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột gây ra rối loạn tiêu hóa, biếng ăn...
Chế độ ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sau 6 tháng tuổi phải cân đối đủ 4 nhóm thức ăn là tinh bột, chất béo, chất đạm, rau quả tươi cung cấp vitamin cần thiết.
Đối với trường hợp mẹ không có sữa nuôi con hoặc ít sữa, cần cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành, tuyệt đối không nên chỉ cho trẻ ăn nước cháo bổ sung để nuôi trẻ.
Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ, chú ý những dấu hiệu trên cơ thể trẻ để phát hiện bất thường và đi khám kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ cho con trẻ là cách hiệu quả để phòng ngừa suy dinh dưỡng và đảm bảo một thể trạng tốt cho trẻ phát triển.