Mụn nhọt
Mụn nhọt
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Các tổn thương to dần lên trong 2 – 4 ngày.
Các loại mụn nhọt thường gặp
- Nhọt cụm hay nhọt chùm : Ðây là một áp xe trong da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Nó có thể có một hoặc nhiều lổ trên bề mặt da và có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run.
- Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn. Những vùng này là kết quả của viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
- U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi.
Nguyên nhân gây ra mụn nhọt
- Vài loại nhọt có thể do lông đang phát triển bên trong.
- Mụn có thể hình thành như là hậu quả của mảnh vụn hoặc vật lạ khác bám ở da.
- Mụn do các tuyến mồ hôi bị tắc trở nên nhiễm trùng.
Những trường hợp có nguy cơ mắc mụn nhọt
Ai cũng có thể bị mụn nhọt, tuy nhiên những người có những bệnh nhất định có nhiều khả năng xuất hiện mụn nhọt hơn những người bình thường. Trong số số phải kể đến căn bệnh tiểu đường, suy thận, các bệnh đi kèm với tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch bình thường có thể làm tăng khả năng xuất hiện nhọt.
Cách điều trị mụn nhọt
Hầu hết mụn nhọt có thể được điều trị tại nhà. Việc điều trị mụn nên bắt đầu ngay khi mụn nhọt được nhìn thấy, bởi vì điều trị sớm có thể tránh được các rắc rối về sau.
Ðiều trị chính cho hầu hết mụn nhọt là dùng nhiệt – sức nóng, thường là ngâm vào nước ấm hoặc đắp khăn ấm. Việc sử dụng nhiệt làm tăng tuần hoàn đến vùng mụn nhọt và giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng tốt hơn.
Khi nhọt còn nhỏ và chắc, việc rạch và dẫn lưu nhọt không mang lại lợi ích gì cho dù vùng nhọt đau đi chăng nữa. Tuy nhiên, một khi nhọt trở nên mềm hoặc ‘hình thành đầu đinh’ (khi đó, một ổ mủ được thấy bên trong nhọt), đó là lúc để dẫn lưu nhọt. Một khi được dẫn lưu, đau có thể giảm một cách ngoạn mục.
Thỉnh thoảng, đặc biệt các nhọt lớn, cần được dẫn lưu hoặc ‘trích mủ’ bởi nhân viên y tế. Thông thường các nhọt lớn này chứa vài túi mủ phải được mở ra và được dẫn lưu.
Nếu có nhiễm trùng da xung quanh, bác sĩ có thể quyết định cho kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không cần thiết cho mọi trường hợp và quả thực, không vào tốt ổ áp xe và sẽ không điều trị hết ổ áp xe.
Áp xe da
Áp xe là một khoang chứa đầy mủ (hoại thư hoặc nhiễm khuẩn). Chúng bao gồm bạch cầu, vi khuẩn và mô chết.
Những vị trí bị áp xe thường gặp
Áp xe da có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da, nhưng thường hay xuất hiện vị trí cẳng tay, phần dưới của cột sống hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn. Áp xe thường biểu hiện một khối sưng, nóng, đỏ và đau.
Nguyên nhân gây ra áp xe
Hầu hết các ổ áp xe nhỏ, như những ổ hình thành quanh chân lông, tự dẫn lưu khi ngâm ấm.
Cuối cùng, phẫu thuật có thể cần thiết, đặc biệt ở các u nang lông tái phát, nhưng cũng cho viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Ðối với các u nang lông, việc mỗ lấy bỏ bao nang là quan trọng.
Thủ thuật này thường được thực hiện ở phòng mổ. Ðối với viêm tuyến mồ hôi mưng mủ diện rộng có thể cần sữa chữa bằng phẫu thuật tạo hình.
Cách điều trị áp xe da
Có vài biện pháp bạn có thể thực hiện để tránh áp xe hình thành. Xà bông kháng khuẩn có thể giúp ngăn chặn vi trùng phát triển trên da và vì thế làm giảm cơ hội cho một áp xe hình thành.
Thỉnh thoảng, nhân viên y tế của bạn có thể giới thiệu cho bạn vài chất làm sạch đặc biệt như pHisoderm để làm giảm hơn nữa vi khuẩn trên da.
Ðối với mụn và viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (xem ở trên), kháng sinh có thể cần trong một thời gian dài để ngăn hình thành áp xe.
Các thuốc khác, như isotretinoin (Accutane) có thể được dùng cho mụn bọc và đã tỏ ra hữu ích ở vài bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Sự tái phát thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
Những trường hợp phải đến cơ sở y tế
Bất kỳ nhọt hoặc áp xe nào xảy ra trên một bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bệnh nhân có bệnh cơ bản (như ung thư, viêm khớp dạng thấp, v.v..) nên được khám bởi nhân viên y tế.
Hơn nữa, nhiều thuốc, đặc biệt Prednisone, ức chế hệ thống miễn dịch (hệ thống chống nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể) có thể gây ra biến chứng cho một nhọt lẽ ra là đơn giản. Nếu bạn không chắc chắn về ảnh hưởng của thuốc lên hệ miễn dịch, dược sĩ của bạn có khả năng giải thích cho bạn thuốc nào là đáng quan tâm.
Nhọt da khiến bạn đau không thể chịu nổi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc giấc ngủ.
Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da. Kích thước nhọt to hơn 5 cm là dấu hiệu đáng báo động.
Thông thường một mụn nhọt đơn giản sẽ không gây sốt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt kèm lạnh run có khả năng cao bị nhiễm trùng máu hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác.
Mụn nhọt đi kèm với nổi hạch cũng là dấu hiệu xấu cho thấy mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng.
Mụn nhọt tồn tại kéo dài hơn hai tuần. Thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Nếu nhọt da vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài hơn hai tuần, tình huống có thể sẽ nghiêm trọng.
Một ‘u nang lông’, nhọt xuất hiện giữa 2 mông là một trường hợp đặc biệt. Những nhọt này hầu như luôn luôn cần điều trị bao gồm dẫn lưu và đắp gạc (đút gạc vào miệng áp xe để bảo đảm nó liên tục được dẫn lưu). Sau cùng, nhọt nào gây ra đau đớn mà lâu hết nên được thăm khám.
Trên đây là một số lưu ý và hai hiện tượng nhiễm trùng da phổ biến giúp người đọc có thể bảo vệ cho mình và người thân.