Giỏ hàng 0-SP

Lao thanh quản

Lao thanh quản là bệnh gì?

Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Đây là một thể lao ngoài phổi có mối liên quan mật thiết với lao phổi. Bắt đầu từ phổi, vi khuẩn lao trong đờm, mủ bị khạc ra ngoài có thể dính vào thanh quản lúc đi qua cơ quan này và gây nhiễm bệnh, nhất là khi có các tổn thương viêm, phù nề, trợt,… thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, vi khuẩn lao còn đến thanh quản bằng đường bạch huyết và đường máu.

Bệnh lao thanh quản rất hiếm gặp, với tỷ lệ mắc là 1%. Tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.

Lao thanh quản có lây không?

Lao thanh quản là một bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua đường thở bởi các dịch nước bọt, dịch đờm của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần khi xét nghiệm đờm trực tiếp tìm AFB đờm âm tính. Cần thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh lao thanh quản và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm là vô cùng cần thiết. Sự lây lan của nhiễm trùng là trực tiếp từ một phế quản hoặc lây lan máu.

Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh lao thanh quản là khàn giọng có thể đi kèm với chứng khó thở, chứng khó nuốt, ho.

Để giảm các biến chứng của viêm thanh quản, ngoài việc dùng thuốc thuốc chống lao để điều trị, bệnh nhân còn phải dùng thuốc chống viêm, phù nề  để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở theo đúng chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe định kì.