Giỏ hàng 0-SP

Ghẻ cóc

1. Bệnh ghẻ cóc là gì?

Bệnh ghẻ cóc hay còn có các tên khác là Yaws, Frambesia tropica, Pian, tình trạng nhiễm trùng ở da, xương và khớp gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp ngoài da với người nhiễm bệnh. Ghẻ cóc có thể trở thành một bệnh mãn tính, tái phát bệnh sau 1-15 năm với các tổn thương da, xương, khớp.

Bệnh có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới do tình trạng nhập cư và buôn bán nô lệ. Bệnh ghẻ cóc xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 75% là trẻ em < 15 tuổi, nhiều nhất là 6-10 tuổi.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ cóc

Tác nhân gây bệnh ghẻ cóc:

Do loại xoắn khuẩn nhỏ Treponema pertenue mà huyết thanh chẩn đoán hiện nay chưa phân biệt được với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai T.pallidum. Trong môi trường tự nhiên, xoắn khuẩn có thể tồn tại ở nhiều môi trường đa dạng, phong phú như đất, nước, đầm lầy, xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa.

Phương thức lây truyền:

Trong thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn xâm nhập vào hệ bạch huyết dưới da và phát tán vào máu. Các tổn thương viêm loét da trong giai đoạn phát triển sớm của bệnh chứa đầy xoắn khuẩn, lây truyền do tiếp xúc da với da trực tiếp thông qua các vết rách da do chấn thương, do cắn hoặc trầy xước.

Nguy cơ cao mắc bệnh ghẻ cóc:

- Những vùng điều kiện sống và dân trí còn thấp.

- Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

- Môi trường sống ô nhiễm.

- Trẻ em dưới 15 tuổi.

- Y tế địa phương chưa phát triển.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh ghẻ cóc

Triệu chứng tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, chủ yếu là tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn và xương khớp.

Bệnh ghẻ cóc được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: tổn thương ban đầu phát triển tại vị trí lây nhiễm. Tổn thương da sẩm đỏ nhiễm cộm, sẩn biến thành loét có vảy tiết màu vàng không ngứa không đau, loét to dần sùi lên như dâu tây, dễ chảy máu.

Giai đoạn 2: Xoắn khuẩn phát tán rộng rãi ở nhiều vị trí tổn thương trên da tương tự như tổn thương ghẻ cóc ban đầu.

Giai đoạn 3: không có triệu chứng nhưng các tổn thương da có thể tái phát.

Giai đoạn 4: đây là giai đoạn muộn các tổn thương đã đến xương, khớp và có biến dạng mô mềm.
Triệu chứng lâm sàng các tổn thương da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh ghẻ cóc giai đoạn 1 và 2 rất dễ lây lan. Bước sang giai đoạn muộn gây tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn, xương khớp và bệnh không còn lây lan.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ghẻ cóc:

- Căn cứ vào dịch tể học, địa phương.
- Thăm khám lâm sàng.
- Xét nghiệm huyết thanh. Giai đoạn 1, 2 dễ dàng tìm ra xoắn khuẩn Treponema pertenue.
- Chuẩn đoán phân biệt với bệnh phong và giang mai.

4. Điều trị bệnh ghẻ cóc

Kháng sinh Penicillin được dùng để lựa chọn điều trị ghẻ cóc. Liều Penicillin 2,4 triệu tiêm 1 lần duy nhất, sau khi tiêm tổn thương ban đầu sẽ sạch khuẩn sau 24 giờ và lành trong vòng 1-2 tuần.

Đối với bệnh nhân dị ứng Penicillin có thể thay thế bằng Tetracyline, Erythromycin, Doxycycline.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hi vọng rằng chiến dịch mới có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ghẻ cóc trên toàn thể giới vào năm 2020. Chiến dịch mới nhằm thanh toán ghẻ cóc đã được đề xuất vào năm 2012 dựa theo kết quả của nghiên cứu Azithromycin được thực hiện ở Papua New Guinea.

Khuyến cáo điều trị dịch tễ học bệnh ghẻ cóc:

- Trường hợp > 50% trẻ em có huyết thanh dương tính, điều trị toàn bộ dân số.

- Trường hợp 10-50% trẻ em có huyết thanh dương tính, điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, người tiếp xúc và tất cả trẻ em < 15 tuổi.

- Trường hợp < 10% trẻ em có huyết thanh dương tính, điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc được xác định rõ ràng

5. Phòng ngừa bệnh ghẻ cóc

Nhờ sự phát triển của xã hội ý thức người dân nâng cao, cơ sở vật chất y tế đầy đủ nên tỉ lệ mắc bệnh ghẻ cóc còn rất ít. Một số biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh ghẻ cóc:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Giặt quần áo thường xuyên, phơi nơi thoáng có ánh nắng.
- Người mắc bệnh ghẻ cóc cần được cách li cho đến khi khỏi bệnh. Các vật dụng cần khử trùng để loại bỏ ghẻ.