Đậu mùa
1. Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm, bệnh gây mất thẩm mỹ và bệnh đậu mùa thời xưa có thể đe dọa tính mạng con người, tuy nhiên nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu nên căn bệnh truyền nhiễm này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, các kế hoạch luôn được dự trù để đối phó với virus đậu mùa.
Sở dĩ, căn bệnh này thường gây ra triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh thủy đậu. Vì thế, rất nhiều người tìm hiểu về bệnh đậu mùa và thủy đậu giống và khác nhau như thế nào.
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh đậu mùa thường gặp là:
- Sốt cao đột ngột;
- Cơ thể khó chịu, mệt mỏi;
- Đau lưng và đau đầu dữ dội, có lúc đau bụng và nôn;
- 2 - 4 ngày xuất hiện ban ban ngứa;
- Ban phát triển qua các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy;
- Tổn thương của bạn khi tróc vảy sẽ để lại sẹo;
Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi .
2. Bị đậu mùa rồi có bị lại không?
Vậy khi bị bệnh đậu mùa bị rồi có bị lại không? Theo đó, trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Đối với thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 - 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng thường là trong tuần thứ 2.
Đối với thể bệnh nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thường dưới 1%, nhưng các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng, nhưng những phản ứng toàn thân của thể này thường sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hơn.
3. Khi bị đậu mùa nên làm gì?
Đến thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do vậy, nếu mắc bệnh đậu mùa, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị.
Phương pháp điều trị đầu tiên chủ yếu là tiêm vắc-xin đậu mùa trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa. Việc tiêm vắc-xin có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.
Sau đó, bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và bù nước. Phác đồ điều trị bệnh đậu mùa cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn sẽ không phát triển mạnh, từ đó có thể giảm các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
4. Bệnh đậu mùa nên kiêng gì?
Để đảm bảo bệnh nhanh hồi phục, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi một số thói quen như:
- Hạn chế tiếp xúc nhiều người: Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm, do vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp nhiều người để tránh lây bệnh. Nên cách ly trong phòng riêng từ 7 đến 10 ngày có thoáng khí và ánh nắng mặt trời.
- Không dùng chung đồ dùng các nhân: Người bị bệnh đậu mùa nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân như ly, chén, muỗng, đũa, quần áo,... để tránh truyền bệnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
- Chế độ ăn: Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước.